Cách nói sữa sai khi lỡ lời
Trong cuộc sống và trong công việc, những người trẻ tuổi không thể tránh lỡ lời. Việc phải thừa nhận mình lỡ lời luôn khiến con người ta cảm thấy hối tiếc, vậy có cách nào để biến sự cố lỡ lời thành lời nói khéo léo hay không? Cách giải quyết hay nhất chính là: Khi bạn ý thức được mình nói sai điều gì, hãy lấy chính cái sai đó để sữa sai, thảo luận về cái sai để tìm ra điều đúng đắn.
Một sinh viên mới tốt nghiệp đại học đến xin việc ở một công ty, người phỏng vấn đưa cho cậu tấm danh thiếp. Do quá căng thẳng, cậu sinh viên chỉ nhìn qua tấm danh thiếp rồi nói: “Thưa ông, ông là người Nhật Bản, nhưng lại đến Trung Quốc lập nghiệp, thật đáng khâm phục”. Người phỏng vấn mỉm cười nói: “Tôi là người Trung Quốc”.
Cậu sinh viên mặt đỏ bừng, rất xấu hổ. Rất may cậu đã kịp thời phản ứng, sau giây lát suy nghĩ, cậu đã nói rất thành thật: “Xin lỗi, tên của ông khiến tôi nhớ đến thầy giáo Nhật Bản của Lỗ Tấn. Ông ấy đã dạy Lỗ Tấn biết rất nhiều đạo lí có ý nghĩa trên đời và giúp Lỗ Tấn thành công. Hôm nay ở đây, tôi cũng học được một bài học, đó là làm gì cũng phải cẩn thận, hy vọng sau này, trong công việc, ông sẽ chỉ dạy nhiều điều cho tôi”. Người phỏng vấn nghe thấy vậy mỉm cười và gật đầu, cuối cùng cậu sinh viên đã được nhận vào công ty làm việc.
Cậu sinh viên trong câu chuyện trên đã lỡ lời nói sai, sau khi xin lỗi, cậu đã chuyển đề tài rất thông minh, dùng chính điều sai mình vừa nói ra, khéo léo liên tưởng đến người thầy giáo của Lỗ Tấn để thoát khỏi tình trạng bối rối. Cậu không chỉ thừ nhận mình đã không cẩn thận, mà còn thể hiện được nguyện vọng muốn làm việc cho công ty, quả là một mũi tên trúng ba đích.
Không khó để nhận ra rằng, việc dùng chính lỗi sai để sữa sai trong lời nói là điều rất khó. Phải diễn giải và phát triển chủ đề thế nào là điểm quan trọng nhất.
Một lần, có người đến báo án với Nguyễn Kinh Thên, người đó nói: “Có người đã giết mẹ!”
Nguyễn Kinh Thiên nghe xong bèn nói: “Giết cha đã đành, tại sao lại có thể giết mẹ?”
Lời vừa nói ra, các qua văn võ trong triều đều rất ngạc nhiên, cho rằng ông nói điều thiếu đạo lý. Lúc này, Nguyễn Kinh Thiên cũng ý thức được mình đã nói sai nên lập tức giải thích: “Ý của tôi là, loài cầm thú chỉ biết đến mẹ chứ không biết đến cha. Giết cha thì chỉ như loài cầm thú, còn giết mẹ thì thậm chí còn không bằng loài cầm thú”.
Lời giải thích này đã khiến mọi người xung quanh không còn thắc mắc gì nữa, bản thân Nguyễn Kinh Thiên cũng tránh được họa sát thân.
Sau khi lỡ lời, Nguyễn Kinh Thiên đã sử dụng một mẹo nhỏ, nhanh chóng đổi chủ đề, sau đó dùng chính lỗi sai của mình để sữa sai.
Phương pháp này chính là tìm cách làm nổi bật chỗ sai, nắm lấy cơ hội để tìm lời giải thích hợp lý nhất, đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, chỉ có những người có kiến thức uyên thâm và giữ được tâm lý bình tĩnh mới có thể vận dụng tốt kỹ năng này.